ICS Vietnam

Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com

International Charter School of Viet Nam
Hành Trang Hội Nhập Giáo Dục Quốc Tế
STEM là gì
CEO Thái Việt Anh

Thái Việt Anh

CEO ICS Viet Nam

Table of Contents

STEM là gì? Tìm hiểu về giáo dục STEM

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. STEM đặc trưng bởi hệ thống kiến thức đa lĩnh vực kết hợp với những bài học kỹ năng mềm và ứng dụng thực tế. Bởi vậy, STEM Education được xem là hình thức giáo dục linh hoạt, hiện đại và có xu hướng ngày càng được nhân rộng trên thế giới. Tại Việt Nam, một số trường học đã áp dụng mô hình học này và nhận về nhiều kết quả ngoài mong đợi.

1. STEM là gì?

STEM là cụm từ viết tắt được ghép lại từ bốn chữ cái đầu tiên trong tên của các môn học:

  • S: Science – Khoa học
  • T: Technology – Công nghệ
  • E: Engineering – Kỹ thuật
  • M: Maths – Toán học

Nhìn vào các môn học này, có thể dễ dàng nhận thấy STEM thiên về kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực khoa học – công nghệ. Thuật ngữ STEM được sử dụng phổ biến trong giáo dục. Đặc biệt là trong những nghiên cứu hay cuộc họp liên ngành liên quan đến vấn đề phát triển giáo dục.

2. Giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM – STEM Education là mô hình giáo dục liên môn kết hợp linh hoạt giữa việc giảng dạy kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành. Với mô hình giáo dục STEM, các bạn học sinh sẽ được áp dụng những lý thuyết đã học về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học vào thực tế thông qua việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Điều này khiến những kiến thức đã học được ghi nhớ và vận dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn đời sống. 

Ngoài việc kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, mô hình giáo dục STEM còn rất chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng cho trẻ. Đó là những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống như: kỹ năng sinh tồn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy – phản biện, kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm,… Những kỹ năng quan trọng này không chỉ giúp trẻ hoàn thành môn học mà còn là tiền đề vững chắc cho công việc và cuộc sống của chúng sau này.

Giáo dục STEM trên thế giới phát triển đa dạng về phương pháp giảng dạy và chủ đề học tập. Phương pháp giảng dạy trong chương trình STEM sẽ được thay đổi linh hoạt và kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp để phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Ban đầu, STEM ra đời với chủ đề cơ bản là chế tạo robot, máy móc. Càng về sau, chủ đề giáo dục STEM càng trở nên phong phú và luôn được thay đổi linh hoạt để đáp ứng mong muốn cũng như khả năng của từng khối lớp. Bởi thế, ngày nay, mô hình giáo dục STEM được áp dụng rộng rãi ngay cả trong các trường mẫu giáo hay tiểu học với các chủ đề đơn giản như: làm sữa chua, làm chong chóng quay, chế tạo mô hình núi lửa,…

Tuy nhiên, STEM không phải là phương pháp giáo dục để đào tạo ra những nhà khoa học, nhà toán học hay kỹ sư công nghệ. STEM được sử dụng như một phương pháp giáo dục tích cực làm tăng khả năng áp dụng kiến thức cũng như truyền cảm hứng sáng tạo cho mỗi học sinh.

3. Đặc điểm của giáo dục STEM

3.1. Đối tượng

Với phương thức giảng dạy linh hoạt và đa dạng, STEM hiện nay đã trở thành mô hình giáo dục phổ biến có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng học sinh. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh của từng cấp học và khối lớp học, giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp và chủ đề STEM phù hợp để giảng dạy.

3.2. Mục tiêu

Mô hình giáo dục STEM được xây dựng dựa trên ba mục tiêu chính, đó là:

  • Phát triển năng lực và nhận thức về khoa học – công nghệ cho thế hệ tương lai.
  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho thế kỷ XXI.
  • Nghiên cứu, đổi mới và phát triển phương thức giảng dạy trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học.

Bởi những mục tiêu này, giáo dục STEM đi sâu vào giảng dạy, nghiên cứu và phát triển nội dung của các môn học Khoa học tự nhiên. Đồng thời, luôn đề cao việc áp dụng những kiến thức này để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

3.3. Phương pháp

Khác với những hình thức giáo dục truyền thống thông thường, STEM là sự kết hợp của nhiều phương pháp giáo dục hiện đại, luôn đề cao khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Phương pháp giáo dục này mang một số đặc điểm sau:

  • Chú trọng đến việc kết hợp hài hòa và có giá trị giữa các môn học – phương thức giáo dục liên môn.
  • Học đi đôi với hành, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh áp dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tế.
  • Luôn quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng cần thiết cho học sinh.
  • Khuyến khích và đề cao sự sáng tạo của học sinh.
  • Giảng dạy có hệ thống với sự kết hợp đa dạng các chủ đề học. 

Chính vì vậy, phương pháp giáo dục STEM luôn gây được sự hứng thú và mang lại hiệu quả cao trong suốt quá trình học tập.

3.4. Ba mức độ áp dụng

Giáo dục STEM được áp dụng theo 3 mức độ khác nhau. Đó là:

  • Hoạt động giảng dạy: STEM trở thành hình thức giảng dạy chất lượng, mang lại hiệu quả giáo dục cao trong các trường học.
  • Hoạt động trải nghiệm: giúp học sinh khám phá được ý nghĩa và ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong đời sống.
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học: đây là mức độ ứng dụng cao nhất của giáo dục STEM, là cơ sở cho sự ra đời của nhiều sản phẩm khoa học, công nghệ hiện đại.

4. Vai trò của giáo dục STEM

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng giai đoạn giáo dục tiểu học có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và hành vi của trẻ sau này. Bởi vậy, việc áp dụng mô hình giáo dục STEM ngay từ khi trẻ học tiểu học có ý nghĩa tạo ra môi trường trải nghiệm cho trẻ. Đồng thời, một vai trò của STEM khác là kích thích giác quan, cảm xúc tạo nên sự hứng thú cho trẻ trong suốt quá trình học.

Khi những mô hình giáo dục truyền thống đã gây ra cho trẻ những áp lực về việc học kiến thức thì STEM mở ra một xu hướng giáo dục mới. Giáo dục STEM liên kết nhiều môn học trong nội dung một bài giảng làm giảm nhẹ dung lượng kiến thức và giảm thời gian học chi tiết với từng môn học cụ thể. Đồng thời, việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình STEM khiến việc ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng hơn đối với trẻ. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề thực tế sau này.

Trong thời đại 4.0, khi những yếu tố khoa học, công nghệ hiện đại giữ vai trò quan trọng thì việc giáo dục trẻ về các lĩnh vực này trở nên vô cùng cần thiết. Mô hình giáo dục STEM ra đời như một giải pháp tối ưu để đáp ứng nhu cầu cần thiết này.

5. Những hiểu lầm thường gặp về giáo dục STEM

  • Theo học giáo dục STEM là học lập trình, chế tạo, lắp ráp robot.
  • Tính chất hiện đại của STEM làm mất đi nền tảng giáo dục truyền thống.
  • Giáo dục STEM đòi hỏi đầu tư nhiều tiền của về cơ sở vật chất – kỹ thuật.
  • Giáo dục STEM chỉ dành cho học sinh Trung học phổ thông.
  • Giáo dục STEM chỉ phù hợp với nam giới và gây nhiều khó khăn với nữ giới.
  • Cứ có sự liên kết giữa nhiều môn học thì được gọi là STEM.
  • Mô hình giáo dục STEM chưa được áp dụng vào giáo dục Việt Nam.

Mặc dù ở Việt Nam, STEM được xem là một mô hình giáo dục khá mới mẻ nhưng chắc chắn đây sẽ là một lối đi đúng đắn và cần thiết của giáo dục Việt Nam. 

Đọc thêm:
1. Acellus là gì? | Giới thiệu chi tiết từ A-Z chương trình học Acellus
2. Hướng dẫn cách học Acellus hiệu quả
3. Hướng dẫn download và cài đặt Acellus
4. Những điều cần biết về STEM Robotics
5. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Steiner
6. Giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi – Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 1-2 tuổi
7. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia 
8. Danh sách 5 trường quốc tế quận 3 mới nhất 2022

CEO Thái Việt Anh

CEO ICS Viet Nam

Thái Việt Anh

Các bài viết liên quan

Bài viết được đọc nhiều