Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com
Hãy cùng chúng tôi so sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia để hiểu rõ và nắm được các kiến thức cơ bản về hai phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non phổ biến nhất hiện nay, từ đó áp dụng một cách hợp lý cho con trẻ.
Về cơ bản, các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi đều có mục đích kích thích và tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thế giới quan. Thế nhưng mỗi phương pháp đều có đặc trưng và các cách áp dụng riêng. Ở bài viết này, các bạn hãy cùng ICS tìm hiểu và so sánh phương pháp Montessori và phương pháp Reggio Emilia.
Montessori là một phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, được bác sĩ, nhà giáo dục người Ý tên là Maria Montessori nghiên cứu và phát triển. Với phương pháp này, sự phát triển tự nhiên của trẻ luôn coi trọng để dạy dỗ và giáo dục
Maria Montessori sinh tại Italy, bà trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của Italy năm 26 tuổi. Năm 1899, bà vinh dự làm hiệu trưởng ngôi trường dành riêng cho trẻ chậm phát triển tại Rome. Từ đây, bà bắt đầu nghiên cứu và xây dựng các phương pháp giáo dục cho trẻ chậm phát triển và nhận được kết quả tốt. Những trẻ chậm phát triển vượt qua kỳ thi dành cho trẻ bình thường tại Rome.
Vào năm 1907, bà nhận ủy thác thành lập trường dành cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi có cuộc sống khó khăn, bị cha mẹ bỏ rơi và không có ai quan tâm. Trong khoảng 1 năm, mọi người nhận ra rằng những đứa trẻ này vô cùng lễ phép và sạch sẽ. Những trẻ 4-5 tuổi có thể đọc sách, viết và làm phép tính. Thậm chí, thành tích của chúng còn tương đương với học sinh lớp 3. Cũng từ đó mà phương pháp áp dụng trong ngôi trường này được nhân rộng khắp các nước phương Tây.
Phương pháp giáo dục này được bắt nguồn từ thành phố Reggio Emilia của Ý, được xây dựng và phát triển bởi nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi. Bản chất của phương pháp này chính là phát triển và tập trung vào sở thích của trẻ.
Theo đó, khi trẻ đến trường, trẻ sẽ được học những điều mà trẻ thích, khuyến khích, khai thác ý tưởng của trẻ và thực hiện hóa nó. Cũng vì thế mà mỗi bài học theo phương pháp này sẽ phải điều chỉnh theo mối quan tâm và khả năng của trẻ.
Khi áp dụng phương pháp Montessori, lớp học không sắp xếp học sinh theo độ tuổi mà sẽ tổ chức lớp học theo độ thích ứng với lớp học, khả năng của từng trẻ. Cũng bởi vì thế mà Montessori luôn khuyến khích trẻ học theo khả năng của mình. Tại lớp học theo phương pháp Montessori, việc bé 3 tuổi học cùng với bé 5 tuổi là chuyện rất bình thường.
Khi lựa chọn trường mầm non phương pháp Montessori, trẻ sẽ được học kỹ năng lãnh đạo và khả năng làm việc độc lập. Đặc biệt, bố mẹ có thể cho con theo học tại các lớp có nhiều độ tuổi khác nhau để trẻ được phát huy những khả năng tiềm ẩn.
Trong rất nhiều phương pháp giáo dục sớm, phương pháp Reggio Emilia được đánh giá là hấp dẫn và thu hút nhiều trẻ cùng phụ huynh nhất. Trên thực tế, phụ huynh lựa chọn Reggio Emilia vì họ quan tâm đến việc xây dựng cho con sự thích thú, tương tác dựa trên các mối quan hệ xung quanh.
Phương pháp Reggio Emilia được đặc trưng bởi nghệ thuật quan sát và đặt câu hỏi. Trong đó, giáo viên và phụ huynh là người dẫn sắt, cùng trẻ tìm ra cảm hứng mới, ý tưởng mới. Với các câu hỏi, trẻ sẽ không có được câu trả lời ngay lập tức mà phải tìm kiếm và khám phá bằng cách quan sát.
Khi so sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia, bậc cha mẹ cần lưu ý những ưu điểm riêng biệt giữa hai phương pháp như sau:
Cuối cùng, chúng ta cần lưu ý đến sự khác biệt về dụng cụ học tập giữa hai phương pháp Montessori và Reggio Emilia:
Như vậy, với những so sánh về phương pháp Montessori và Reggio Emilia, bài viết đã phần nào đã giúp bạn hiểu rõ và có căn cứ để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với con của mình. Tuy nhiên, cho dù sử dụng phương pháp nào, bố mẹ cũng cần nhớ rằng, tình yêu thương, sự chân thành và kiên nhẫn mới là quan trọng nhất với con trẻ.
Đọc thêm:
1. Giới thiệu về Acellus homeschooling
2. So sánh Acellus vs Khan academy, Abeka về hệ thống kiến thức, phương pháp giảng dạy và chi phí đào tạo
3. Phương pháp giáo dục STEM là gì? | Những hiểu lầm thường gặp về giáo dục STEM
4. 5 App giáo dục sớm tốt nhất hiện nay
5. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Steiner
6. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Shichida
7. Phương pháp giáo dục sớm trẻ sơ sinh
8. Giáo dục sớm cho trẻ dưới 1 tuổi – Phương pháp nào tốt?
9. Giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi – Cần lưu ý điều gì?
10. Giáo dục sớm là gì? Lợi ích của việc giáo dục sớm và các phương pháp giáo dục sớm phổ biến hiện nay
Các bài viết liên quan
Bài viết được đọc nhiều