ICS Vietnam

Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com

International Charter School of Viet Nam
Hành Trang Hội Nhập Giáo Dục Quốc Tế
Giáo dục sớm cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi

Table of Contents

Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi - Phương pháp nào cho từng giai đoạn?

Các nhà nghiên cứu khoa học đã khẳng định giai đoạn 0 – 6 tuổi là thời điểm não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất, còn sau 6 tuổi gần như không phát triển tiếp. Trẻ trong giai đoạn này có khả năng tiếp thu nhanh, đồng thời rất ham học hỏi và khám phá vạn vật. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng các phương pháp giáo dục sớm để khai phá tối đa tiềm năng của trẻ.

Tùy từng giai đoạn, cha mẹ cần có các cách giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi khác nhau. Để nắm rõ phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từng khung tuổi, cha mẹ hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Trong thời kỳ trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi: cha mẹ nên chia thành 4 giai đoạn để giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh như sau:

1.1. 0 – 3 tháng: giúp trẻ vận động chân và tay, phát triển 5 giác quan

  • Thị giác: Từ 1 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ nhận biết màu đen và màu trắng, hãy áp dụng mỗi ngày và mỗi lần trong thời gian ngắn. 
  • Thính giác: Mỗi ngày cho trẻ nghe 30 phút những bản nhạc có âm hưởng nhẹ nhàng. Quan trọng nhất là cho trẻ nghe giọng nói của mẹ bằng cách chỉ vào từng bộ phận trên cơ thể và nói tên, đọc thơ hoặc hát cho con nghe.
  • Vị giác: Cha mẹ hãy cho trẻ cảm nhận các vị giác khác nhau như nước ấm, nước lạnh, cay, chua…
  • Cầm, nắm: Cho trẻ nắm lấy ngón tay của mẹ và rèn luyện cho trẻ biết cách nâng cơ thể thông qua việc cầm nắm của bàn tay.

1.2. 4-6 tháng: giai đoạn lẫy, lật mình

Lúc này, trẻ có thể nhìn thấy vật cách xa 3 m và biết với tay để cầm nắm những vật ngay trước mắt. Vì vậy, lúc này trẻ rất cần cha mẹ ở bên trông chừng, để ý. 

  • Thị giác: Cho trẻ tiếp xúc với nhiều đồ vật, sự vật và thế giới xung quanh, vừa chỉ đồ vật vừa nói tên của chúng cho trẻ biết và nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho trẻ nhớ. 
  • Thính giác: Cho trẻ nghe âm thanh của tự nhiên, đặc biệt là phải nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện và nói thật rõ ràng. Trẻ càng nhỏ, cha mẹ càng phải nói to, rành rọt khi trò chuyện với trẻ.
  • Xúc giác: Để giúp trẻ phát triển khả năng cầm nắm, cha mẹ hãy cho trẻ sờ vào các loại vải và các nguyên liệu khác nhau. 
  • Vận động: Cho trẻ nằm trên bụng và đầu rướn lên
giáo dục sớm cho trẻ 4 tháng tuổi
Cho trẻ cầm nắm nhiều chất liệu khác nhau

1.3. 7-10 tháng: có thể bò

  • Thị giác: Hãy bế trẻ đi dạo ngoài trời và cho trẻ nhìn cây cối, lá rơi, hoa nở, cảnh mọi người vui chơi ở công viên… để trẻ cảm nhận thế giới xung quanh.
  • Thính giác: Phát triển thính giác bằng cách cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại âm thanh, thể loại nhạc và bài hát thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau như các bài hát thiếu nhi thế giới, nhạc dân ca, bài hát ru…
  • Xúc giác: Để trẻ cảm nhận ngón tay cha mẹ và thử xé giấy, báo, xoay tròn các đồ vật…
  • Vận động: Cha mẹ hãy tập cho trẻ gật đầu hay phát ra âm thanh mang tín hiệu trả lời, đáp lại. 

1.4. 11-12 tháng: chập chững bước đi

  • Thị giác: Cho trẻ đọc sách, nhìn động vật hoặc sự vật mà trẻ thích.
  • Thính giác: Cùng trẻ bắt chước tiếng kêu của động vật và thường xuyên hỏi trẻ xem vị trí của mắt, tay, tai, mũi… ở đâu, vẫn tiếp tục cho trẻ nghe nhạc, bài hát như giai đoạn trên.
  • Xúc giác: Dạy trẻ dùng cả bàn tay nhặt tờ giấy được vo tròn, dần dần nhặt đồ bằng hai ngón tay là ngón cái và ngón trỏ.
  • Vận động: Cho trẻ tập đi, leo lên và leo xuống bậc thang, chơi ném bóng… 

2. Giáo dục sớm cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi phù hợp là tập trung cho trẻ tập đi, tập nói và kỹ năng xử lí chơi đồ chơi để phát triển trí tuệ.

Để đồ chơi có thể kích thích trí tuệ và sự tò mò của trẻ, các đồ chơi nên đạt 3 yêu cầu: 

  • Trẻ thu được bài học món từ đồ chơi đó 
  • Không chứa quá nhiều bài học trong một đồ chơi
  • Cha mẹ có thể cùng trẻ khám phá đồ chơi 
Lưu ý cho cha mẹ khi giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi
Giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi bằng việc kích thích sự tò mò của trẻ

Bên cạnh đó, kết hợp các trò chơi tăng cường tư duy như so sánh (nặng với nhẹ, nhiều với ít, to với nhỏ) và cho trẻ xem các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió… cũng giúp mở rộng kiến thức và kích thích khả năng tư duy của trẻ.

Thời kì này trẻ phát triển tư duy mạnh mẽ và bắt chước rất nhanh nên việc trò chuyện của cha mẹ rất có ích trong việc dạy trẻ nói và giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng.

3. Giáo dục sớm cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Đây là thời kỳ trẻ bắt đầu muốn tự lập và rất ham học hỏi nên cha mẹ hãy giáo dục sớm cho trẻ 2 tuổi bằng cách chú trọng đến kỹ năng vận động, tập nói và phát triển tư duy cho trẻ.

Từ 2 – 2 tuổi rưỡi là thời kì quan trọng nhất vì trẻ rất nhạy bén và nhạy cảm về ngôn ngữ. Cha mẹ hãy cùng bé chơi các trò liên quan đến ngôn ngữ như trò đố vui như nói tên những từ bắt đầu bằng chữ a, b, c…, vừa gọi tên vừa chỉ cho trẻ mọi thứ xung quanh khi ra ngoài.

2 tuổi cũng là giai đoạn trẻ nhớ giỏi nhất nên hãy giúp trẻ rèn luyện khả năng trí nhớ như dạy về chữ cái, từ vựng, tính toán, thường xuyên đố vui về tên quốc gia, cờ các nước, tên các loài vật…

Nguyên tắc giáo dục sớm cho trẻ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi cần cha mẹ thường xuyên trò chuyện, kể chuyện

Ngoài ra, cha mẹ cần rèn luyện thói quen đọc sách cho con bằng cách đọc truyện cổ tích, đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Cha mẹ cũng nên luyện cho trẻ tự làm một số công việc cá nhân và để trẻ làm cùng một số công việc nhà, đừng quên dành lời khen khi trẻ phụ giúp làm việc. Đây cũng là một cách giúp trẻ vận động và luyện kỹ năng xử lí đồ vật, cầm nắm…       

4. Giáo dục sớm cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi

Lúc này, trẻ bắt đầu tự nhận thức, tư duy nên cha mẹ hãy giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi bằng việc tạo cơ hội cho trẻ suy nghĩ và sáng tạo.

Khi trẻ bắt đầu lên 3 tuổi, não trước phát triển cao nhất. Vì vậy, cha mẹ hãy để trẻ tập dùng những dụng cụ đòi hỏi sự khéo léo như đũa, kéo… và có những hoạt động đòi hỏi sáng tạo như tập vẽ, tô màu, nặn đất sét… 

Đặc điểm trẻ 3 tuổi
Cho trẻ 3 tuổi chơi các dụng cụ phát triển sáng tạo

Bên cạnh đó, hãy tập cho trẻ tự lập một phần và có khả năng tự quyết định, đừng quên cho trẻ nhiều trải nghiệm mới như đi bảo tàng, nhà sách…

Ngoài ra, đây là thời kỳ trẻ có năng lực cao nhất nên cha mẹ hãy dạy trẻ tiếng nước ngoài. Lúc này, trẻ có thể tiếp thu và phân biệt được 2 ngôn ngữ khác nhau nên việc cho con học tiếng nước ngoài sớm sẽ tạo nền tảng vững chắc khả năng ngôn ngữ sau này cho con.

5. Giáo dục sớm cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi

Giai đoạn này, cha mẹ hãy tích cực tạo cơ hội cho trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và cá tính riêng, thông qua một số cách sau:

  • Tích cực trả lời những câu hỏi, thắc mắc của trẻ 
  • Cùng trẻ chơi các trò chơi tư duy hoặc vận động ngoài trời
  • Dạy trẻ diễn đạt cảm xúc bằng ngôn ngữ chuẩn 
  • Để trẻ quyết định mọi việc liên quan đến bản thân như mặc gì, ăn gì… 
  • Không nên la mắng khi trẻ làm sai mà hãy chỉ ra lỗi sai và dạy trẻ cách làm đúng
Giáo dục sớm cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi
Hãy để trẻ tự quyết định mặc như thế nào

Như vậy, thông qua bài viết, các bậc cha mẹ đã hiểu phần nào sự khác biệt trong các phương pháp dạy trẻ theo từng khung tuổi. Hy vọng nội dung trên hữu ích với quá trình giáo dục sớm cho trẻ mầm non của các bậc phụ huynh hiện đại.

Đọc thêm:
1. Tìm hiểu về STEM, đặc điểm của giáo dục STEM
2. Acellus STEM 10 là gì? | Các khóa học trong chương trình STEM-10
3. STEM Robotics là gì? Những điều cần biết về STEM Robotics
4. Những điều cần biết về phương pháp giáo dục con của người Mỹ
5. So sánh phương pháp Reggio Emilia và Montessori
6. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Glenn Doman
7. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi – Phương pháp nào tốt?
8. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Reggio Emilia 
9. Homeschooling là gì? Những sự thật cần biết về homeschool
10. Phương pháp homeschooling hiệu quả

Các bài viết liên quan

Bài viết được đọc nhiều