ICS Vietnam

Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com

International Charter School of Viet Nam
Hành Trang Hội Nhập Giáo Dục Quốc Tế
Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cho con

Table of Contents

Giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi - Cần lưu ý điều gì?

Trẻ 3 tuổi có thể làm gì và nên dạy gì cho trẻ 3 tuổi là hai điều cha mẹ có con ở độ tuổi này quan tâm nhất. Đây cũng là giai đoạn các bậc phụ huynh phải đau đầu vì con bắt đầu ngang bướng và nhạy cảm. Điều này yêu cầu cha mẹ dành nhiều thời gian để tìm hiểu tâm sinh lý và quan tâm đến trẻ hơn, có phương pháp giáo dục và chăm sóc con đúng cách. 

Để trẻ phát triển tốt nhất trong giai đoạn này, bố mẹ cần có các phương pháp riêng cho con 3 tuổi, cách dạy bảo này vừa có điểm giống và khác với các giai đoạn trước đó. Sau đây là bài viết có nội dung đầy đủ về cách dạy trẻ lên 3 để con được phát triển toàn diện.

1. Đặc điểm trẻ 3 tuổi

Khi 3 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển nhất, các tế bào thần kinh bắt đầu hoạt động tối đa để trẻ có những suy nghĩ riêng của bản thân. Chỉ khi tư duy nhiều thì khả năng sáng tạo, tưởng tượng của trẻ mới được phát huy ở mức cao nhất trong các giai đoạn tiếp theo.

Nhà tiến sĩ tâm lý học E.P.Trans (trường đại học Giogia, Mỹ) đã khẳng định rằng năng lực tư duy của trẻ bắt đầu phát triển khi lên 3, đạt đỉnh cao trong giai đoạn 4 – 4,5 tuổi và suy yếu dần khi được 5 tuổi. Chính vì vậy, cha mẹ cần tận dụng tối đa thời điểm vàng này để nâng cao khả năng tư duy và suy nghĩ logic, giúp trẻ thông minh và sáng tạo vượt trội.

Đặc điểm trẻ 3 tuổi
Trẻ phát triển mạnh mẽ khi lên 3 tuổi

3 tuổi là giai đoạn trẻ có sự phát triển mạnh mẽ nhất về cả trí lực và thể lực, có những thay đổi đáng kể với những giai đoạn trước đó:

  • Trẻ trở nên hiếu động, nghịch ngợm hơn, đôi khi có những hành động bộc phát khiến cha mẹ bực bội
  • Tâm lý trẻ thay đổi vì được đi học mẫu giáo, có bạn bè mới, người chăm sóc mới và môi trường mới
  • Trẻ bắt đầu hình thành “cái tôi”, biết phân biệt sự khác nhau giữa con trai với con gái, giữa bản thân với người khác và muốn hành động theo ý mình
  • Trẻ nhạy cảm hơn với thế giới xung quanh, chú ý đến hành động của người lớn và luôn tò mò với mọi hiện tượng diễn ra
  • Trẻ bớt rụt rè, cởi mở và mạnh dạn hơn trước nhiều
  • Trẻ biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm với người thân: buồn bã, xấu hổ khi bị mắng, vui vẻ khi được khen… 

2. Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi

Giai đoạn 3 tuổi, trẻ rất cần cha mẹ thấu hiểu và dẫn dắt con để có thể vượt qua quá trình đầu đời. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng để cha mẹ quan tâm đến việc phát triển kỹ năng và nhân cách cho con. Sau đây là một số cách giáo dục con 3 tuổi mà cha mẹ cần ghi nhớ và áp dụng cho con.

2.1. Dạy con khả năng tự lập

Giai đoạn trước đó, cha mẹ đã bắt đầu dạy cho trẻ những việc đơn giản hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa,… Vì vậy, lên 3 tuổi, trẻ đã có ý thức thực hiện các công việc cá nhân, tuy nhiên trẻ vẫn còn dựa dẫm vào cha mẹ nên vẫn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ để hoàn thành công việc của bản thân.

Cha mẹ không nên quá nuông chiều con vì nuông chiều sẽ khiến con lười biếng và ỷ lại. Trẻ 3 tuổi đã có ý thức cá nhân nên cha mẹ hãy để trẻ rời xa vòng tay cha mẹ để con sớm tự lập. Để làm được điều này, cha mẹ hãy hỗ trợ con làm những việc phức tạp, cùng bé làm những công việc trong nhà. Đối với những việc cá nhân, cha mẹ hãy để con tự làm, chẳng hạn:

  • Tự mặc quần áo, xỏ giày, xỏ dép
  • Tự rửa mặt, đánh răng
  • Tự tắm rửa
  • Tự xếp đồ dùng học tập vào balo đi học
Dạy con khả năng tự lập
Dạy con khả năng tự lập

2.2. Phát triển tư duy cho con

Thời kỳ này, cha mẹ cần chú trọng cho con chơi những trò chơi phát triển tư duy và trí thông minh. Thay vì những đồ chơi phát nhạc hay ô tô di chuyển bằng pin, cha mẹ hãy để con chơi các đồ chơi đòi hỏi phải suy nghĩ, sáng tạo như bộ xếp hình lego. Đây là loại đồ chơi vừa hấp dẫn vừa kích thích khả năng tư duy của bé.

Bên cạnh đó, trẻ lên 3 tuổi cũng có thể phát triển tư duy qua việc điều khiển các giác quan linh hoạt. Cha mẹ nên hướng dẫn con thực hành các động tác liên quan đến các ngón tay như gấp giấy, cắt dán giấy hay thắt nút, buộc dây giày. Những hoạt động này không chỉ rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ mà còn thúc đẩy trẻ suy nghĩ và tư duy. Ngược lại, với các bé không thể điều khiển tay thuần thục, tương lai có thể trở nên vụng về và không phát triển tối đa khả năng tư duy.

Ngoài ra, một số hoạt động khác mà cha mẹ nên dạy cho trẻ là vẽ tranh, tô màu, đạp xe 3 bánh, chơi nhạc cụ… để mở rộng khả năng học hỏi và tiếp thu cho trẻ.

2.3. Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cho con

Khi lên 3 tuổi, trẻ tò mò với mọi thứ và luôn muốn khám phá thế giới xung quanh, điều này thể hiện qua việc trẻ thường xuyên đặt câu hỏi và mong được cha mẹ giải đáp. Lúc này, cha mẹ tuyệt đối không được lảng tránh vì như vậy sẽ khiến con mất đi ý muốn học hỏi. Cha mẹ cần nói chuyện thường xuyên với con, đây là thời kỳ trẻ có khả năng ghi nhớ nhiều từ nhất vậy nên cha mẹ hãy trò chuyện nghiêm túc, sử dụng đa dạng ngôn từ và gợi cho con tự suy luận, suy nghĩ sáng tạo.

Bên cạnh đó, thay vì những câu mệnh lệnh, cha mẹ nên nhẹ nhàng chỉ cho con hiểu tại sao cần phải làm như vậy, lý do là gì và hậu quả nếu có là gì.

Hơn nữa, cha mẹ hãy cùng con đọc thật nhiều sách. Mỗi ngày cha mẹ có thể đọc cho con nghe 5 -10 câu chuyện để trẻ hứng thú với việc đọc sách, mở rộng vốn từ và được học thêm nhiều kiến thức.

Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cho con
Cho con đọc sách để bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ

2.4. Bắt đầu dạy ngoại ngữ

Thời kỳ này là thời điểm rất lý tưởng với việc giáo dục sớm cho trẻ học ngoại ngữ, làm quen với tiếng Anh. Cha mẹ không cần phải lo lắng chuyện con sẽ nhầm lẫn 2 ngôn ngữ vì trẻ có khả năng phản xạ rất nhanh nên có thể tiếp thu và phân biệt được 2 ngôn ngữ khác nhau. Việc cho con học tiếng Anh sớm sẽ tạo nền tảng vững chắc về khả năng ngoại ngữ sau này.

Cha mẹ có thể tham khảo một số cách dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi như dưới đây:

  • Học tiếng Anh qua những đồ vật xung quanh: bằng cách thường xuyên chỉ vào đồ vật và đặt câu đố với trẻ, điều này giúp tăng khả năng phản xạ và khả năng ghi nhớ cho con
  • Dạy trẻ 3 tuổi học tiếng Anh qua các hình vẽ bắt mắt, sinh động
  • Dạy trẻ học tiếng Anh qua các bài hát có giai điệu vui nhộn, tươi vui.

3. Lưu ý khi giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi

Ở giai đoạn 3 tuổi, đồng hành cùng con không phải chuyện dễ dàng bởi trẻ thay đổi về tâm lý rõ rệt so với trước đó, trở nên ngang bướng và khó bảo hơn. Để giúp con vượt qua giai đoạn này, cha mẹ cần lưu ý:

  • Thường xuyên khuyến khích và cho con lời khen
  • Đặt ra kỷ luật, quy định rõ ràng
  • Giữ bình tĩnh khi con không vâng lời
  • Bày tỏ sự tôn trọng với trẻ
  • Tạo cơ hội cho con được lựa chọn
  • Quan tâm và chăm sóc con, giúp con cảm nhận được tình yêu thương 

Ngoài ra, khi trẻ lên 3 tuổi, con bắt đầu học mẫu giáo, phải xa nhà và tiếp xúc với môi trường mới nên sẽ có cảm giác không an toàn, có thể xảy ra tình trạng rối loạn lo âu. Vì vậy, cha mẹ nên đóng vai trò như người bạn thân của trẻ, luôn tâm sự và trò chuyện về những nỗi lo lắng của con. Từ đó, giải thích và dạy con cách kiểm soát, khiến trẻ yên tâm hơn bằng những lời động viên, an ủi và lời khuyên nhẹ nhàng.

Lưu ý khi giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi
Trẻ có thể xảy ra tình trạng rối loạn lo ấu nếu không được cha mẹ đồng hành

Đồng hành cùng trẻ 3 tuổi thực sự là vấn đề nan giải với các bậc cha mẹ. Trẻ lên 3 tuổi là lúc con có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên cha mẹ cũng cần có những phương pháp giáo dục phù hợp, kỹ lưỡng hơn. Hy vọng nội dung bài viết này đã góp phần hữu ích vào quá trình nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.

Đọc thêm:
1. Giới thiệu về STEM Education
2. Acellus STEM 10 là gì? | Các khóa học trong chương trình STEM-10
3. Có nên giáo dục sớm cho trẻ? Ưu nhược điểm của giáo dục sớm
4. 5 App giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay
5. So sánh phương pháp Reggio Emilia và Montessori
6. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Glenn Doman
7. Giới thiệu về giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh
8. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi – Phương pháp nào tốt? 
9. Giáo dục sớm cho trẻ 2 tuổi – Lưu ý gì khi giáo dục trẻ 2 tuổi?
10. Homeschooling là gì? Những sự thật cần biết về homeschool


Các bài viết liên quan

Bài viết được đọc nhiều