ICS Vietnam

Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com

International Charter School of Viet Nam
Hành Trang Hội Nhập Giáo Dục Quốc Tế
Phương pháp giáo dục Shichida

Table of Contents

Tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Shichida

Giáo dục sớm Shichida đang là một trong nhiều phương pháp được các bậc cha mẹ áp dụng nhiều nhất hiện nay. Để hiểu hơn về phương pháp này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Ngày nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm khác nhau như phương pháp giáo dục Steiner hay phương pháp Reggio Emilia, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và đối tượng mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với trẻ. Riêng với giáo dục Shichida, phương pháp này đang nhận được quan tâm bởi nó có thể áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng, mang đến hiệu quả toàn diện cho trẻ. Để hiểu thêm về phương pháp Shichida, bạn hãy dành một chút thời gian để học bài viết dưới đây.

1. Hiểu đúng về phương pháp giáo dục Shichida

Shichida là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi bắt nguồn từ Nhật Bản và người phát triển phương pháp này là giáo sư Makota Shichida. Ông đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong vấn đề nghiên cứu và phát triển não bộ.

Giáo dục sớm Shichida đặc biệt chú ý đến vai trò giáo dục trẻ trong 6 năm đầu tiên, đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của não bộ. Triết lý giáo dục của phương pháp Shichida là khơi gợi đến mức tối đa năng lực tiềm tàng của trẻ thông qua việc kích thích tài năng sẵn có để phát triển. Bởi những hiệu quả mà phương pháp này đem lại nên Shichida đã được sử dụng rộng rãi trên 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 1 triệu trẻ em trên thế giới đang rèn luyện theo phương pháp này.

Phương pháp giáo dục Shichida
Phương pháp giáo dục Shichida khơi gợi tối đa năng lực tiềm tàng của trẻ

2. Độ tuổi nào nên áp dụng giáo dục Shichida?

Shichida chú trọng đến 6 năm đầu đời của mỗi bé, vì thế đối tượng áp dụng phù hợp nằm trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi.

Những chuyên gia hàng đầu về giáo dục cho biết đây chính là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển của trẻ em. Nếu như các bậc phụ huynh cho trẻ tiếp cận phương pháp này sớm, trẻ có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, được phát triển toàn diện kỹ năng và được kích thích trí tưởng tượng, làm giàu cho tâm hồn.

3. Những lợi ích bất ngờ mà Shichida đem lại

Khi áp dụng, rèn luyện cho trẻ theo phương pháp giáo dục Shichida, trẻ sẽ được cung cấp các bài học giúp phát triển toàn diện từ trí óc, trí tưởng tượng đến tinh thần, thể chất. Một số lợi ích cụ thể có thể kể đến như sau:

  • Thứ nhất, phát triển trí não: Giáo dục sớm Shichida tập trung nhiều đến việc phát triển và cân bằng hai bán cầu não cho trẻ. Trong khi bán cầu não trái giúp bé phát triển khả năng tư duy logic thì bán cầu não phải giúp bé phát triển tư duy cảm xúc, vì vậy việc cân bằng hai bán cầu não sẽ giúp trẻ có nhạy bén linh hoạt hơn, tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin từ bên ngoài.
  • Thứ hai, giáo dục tinh thần: Khi áp dụng phương pháp này, bố mẹ cần cho trẻ tiếp xúc với các bài học đạo đức, các lối sống lành mạnh, tích cực. Từ đó trẻ có lối sống tình cảm và có trách nhiệm hơn, có ý thức đạo đức ngay từ khi còn nhỏ.
  • Thứ ba, giáo dục về thể chất: Shichida không chỉ quan tâm đến khía cạnh trí thức mà còn tập trung vào phát triển cả về thể chất cho trẻ. Phụ huynh cũng sẽ được cung cấp các bài tập giúp trẻ thực hành tại nhà.
  • Thứ tư, giáo dục dinh dưỡng: Một số phương pháp giáo dục khác chỉ quan tâm đến phát triển não bộ và trí thông minh, thường bỏ qua các vấn đề về dinh dưỡng. Thế nhưng với Shichida lại khác, phương pháp này giúp cho cả bố mẹ và bé hoàn thiện chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là điểm khác biệt của giáo dục Shichida so với các cách giáo dục sớm khác.
Lợi ích phương pháp giáo dục Shichida
Trẻ có ý thức trách nhiệm hơn nhờ phương pháp giáo dục Shichida

4. [Mách nhỏ] Cách dạy con theo phương pháp giáo dục Shichida hiệu quả

4.1. Cần tuân thủ nghiêm 3 nguyên tắc của giáo dục Shichida

Đối với phương pháp Shichida, yếu tố gia đình cực kỳ chiếm vị trí cực kỳ quan trọng. Để đạt được hiệu quả nhất định trong quá trình áp dụng, các bậc phụ huynh phải nhớ 3 nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc 1- Tình yêu thương: Trong mọi hoàn cảnh, cha mẹ đều cần phải đặt tình cảm, tình yêu thương vào trong từng hành vi, cách đối xử hay cách giao tiếp với trẻ, đặc biệt là khi áp dụng các phương pháp giáo dục sớm. Hãy cho trẻ cảm nhận được tình yêu, dạy trẻ biết thế nào là sự yêu thương và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
  • Nguyên tắc 2 – Nghiêm khắc: Dạy trẻ bằng tình yêu không có nghĩa là phải chiều theo mọi ý muốn của trẻ. Như câu nói “yêu cho roi cho vọt”, bố mẹ cần phải biết khi nào nên mềm mỏng, khi nào cần phải cứng rắn, nghiêm khắc để trẻ nhận ra vấn đề. Nếu như quá nuông chiều, trẻ sẽ sinh ra những thói xấu, để về lâu dài, bố mẹ muốn sửa cũng rất khó. Chính vì thế, bố mẹ cần phải nghiêm khắc với trẻ ngay từ đầu.
  • Nguyên tắc 3 – tin tưởng: Bố mẹ cần phải dành cho con sự tin tưởng, cho con bộc lộ hết khả năng của bản thân. Khi trẻ cảm nhận được niềm tin, trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân và hành động có trách nhiệm với niềm tin của cha mẹ.
Nguyên tắc của phương pháp Shichida
Nguyên tắc đầu tiên của phương pháp Shichida là tình yêu thương

4.2. Các phương pháp giáo dục Shichida

– Dạy con cảm thụ âm thanh, phát triển thính giác:

Tác dụng của phương pháp này là thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển khả năng nhận biết, biểu hiện cảm xúc, hành vi ở trẻ.

Bố mẹ nên để bé tiếp xúc với môi trường âm nhạc nhiều hơn như nghe nhạc, chơi các đồ vật phát ra âm thanh, dạy bé sử dụng các nhạc cụ, nhún nhảy theo bài hát, dạy trẻ hát,… Bởi âm nhạc là một cách đặc biệt hiệu quả phát triển thính giác nên bố mẹ có thể áp dụng những cách trên càng nhiều càng tốt.

– Sử dụng hình ảnh minh họa:

Tác dụng của cách này là rèn luyện khả năng nhận thức, tăng trí nhớ và vốn từ vựng cho bé.

Khi sử dụng cách này, bố mẹ có thể luyện tập cho bé có phản xạ và khả năng ghi nhớ nhanh hơn nhờ bộ não vô hạn của bé. Trước hết, bố mẹ để trẻ nhìn vào các hình ảnh, con số, chữ cái, con vật,… trên các tấm thẻ hoặc mảnh giấy. Tiếp theo, hãy đồng thời đọc từ vựng được ghi trên thẻ và giơ thẻ ra cho trẻ xem, hành động này sẽ phải lặp lại nhiều lần. Nhờ hành động này, trẻ sẽ có tốc độ tư duy nhanh hơn, não bộ được phát triển hơn. Đặc biệt, dung lượng trong não bộ cũng mở rộng hơn.

– Nhận biết màu sắc:

Tác dụng của phương pháp này là dạy cho trẻ có khái niệm về màu sắc, nghệ thuật và năng lực biểu hiện.

Trước tiên bố mẹ nên cho bé nhìn vào các màu đơn giản như màu trắng và màu đen. Sau đó bố mẹ mới thêm dần dần các màu khác như xanh, đỏ, vàng,… Bạn có thể chơi cùng bé các trò chơi về màu sắc, vừa giúp tình cảm giữa trẻ và bố mẹ thêm khăng khít vừa giúp trẻ nhận biết màu nhanh.

– Phân biệt hình dáng:

Tác dụng của cách này là tập làm quen với khái niệm hình khối, tăng khả năng tưởng tượng, liên tưởng cho trẻ.

Thời gian đầu bố mẹ hãy cho trẻ làm quen với các hình khối đơn giản như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi,… Việc giới thiệu hình khối này có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như để trẻ nhận biết thông qua đồ dùng trong nhà, cùng trẻ cắt dán hình, tô màu,…

Các phương pháp giáo dục Shichida
Phân biệt hình khối là một phương pháp giáo dục Shichida

– Nhận dạng kích thước:

Tác dụng của cách này đó là giúp trẻ làm quen với khái niệm to nhỏ, thứ tự và rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề.

Bố mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có kích thước khác nhau dạy cho trẻ biết về kích thước của chúng, so sánh các vật với nhau xem đồ vật nào lớn hơn, nhỏ hơn…

– Rèn luyện ngón tay:

Tác dụng của cách này chính là luyện tập sự khéo léo, khả năng tập trung.

Để rèn luyện ngón tay, bố mẹ hãy dạy trẻ cách cầm nắm đồ vật. Trong khoảng thời gian đầu, trẻ có thể khó thực hiện thuần thục. Điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh phải kiên trì và thường xuyên hướng dẫn cho bé đến khi bé thành thạo, từ cầm vật bằng cả bàn tay đến 4 ngón, 3 ngón rồi 2 ngón.

Các phương pháp giáo dục Shichida
Rèn luyện ngón tay là một phương pháp giáo dục Shichida

– Phát triển 5 giác quan:

Tác dụng của cách này là rèn luyện cảm giác, cảm xúc cho bé.

Bố mẹ nên cho bé tiếp xúc nhiều với thế giới tự nhiên như gọi tên, ngửi mùi thơm các loại cây cỏ, hoa lá… Điều này sẽ kích thích trí tò mò của bé và giúp bé ham học hỏi, muốn tìm hiểu thế giới tự nhiên hơn. Đặc biệt, bố mẹ hãy là người dạy trẻ yêu thương động vật, yêu thương người xung quanh.

4.3. Một số lưu ý nhỏ

Giáo dục Shichida có thể dễ dàng hơn với các bậc phụ huynh nếu ghi nhớ được một số lưu ý sau:

  • Không tập trung quá nhiều vào điểm yếu, khuyết điểm của trẻ
  • Nên nhớ rằng các bé đang trong quá trình hoàn thiện thể chất và tâm hồn, không nên quá can thiệp vào bằng cách ép buộc hay tạo áp lực
  • Hãy để trẻ phát triển tự nhiên, theo khả năng của mỗi bé
  • Tuyệt đối không so sánh con với những đứa trẻ khác

Như vậy, thông qua nội dung bài viết trên đây, bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu cơ bản về phương pháp giáo dục sớm Shichida. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục sớm cho con.

Đọc thêm:
1. Phương pháp giáo dục STEM là gì? | Những hiểu lầm thường gặp về giáo dục STEM
2. Có nên giáo dục sớm cho trẻ? Ưu nhược điểm của giáo dục sớm
3. 5 App giáo dục sớm tốt nhất hiện nay
4. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Montessori
5. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
6. Phương pháp giáo dục sớm trẻ sơ sinh
7. Giáo dục sớm cho trẻ mầm non – Phương pháp tích cực hay tiêu cực
8. Giáo dục sớm cho trẻ dưới 1 tuổi – Phương pháp nào tốt?
9. Giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi – Cần lưu ý điều gì?
10. Phương pháp homeschooling hiệu quả
11. Giáo dục sớm là gì? Lợi ích của việc giáo dục sớm và các phương pháp giáo dục sớm phổ biến hiện nay

Các bài viết liên quan

Bài viết được đọc nhiều