Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com
Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của trẻ sau này. Nhưng giáo dục sớm sao cho đúng cách lại không phải chuyện đơn giản, để nắm chắc các phương pháp giáo dục sớm, cha mẹ hãy tham khảo bộ bí kíp theo từng tháng tuổi dưới đây.
Theo nghiên cứu, khoảng 40-60% trí thông minh của trẻ được quyết định bởi yếu tố di truyền và còn lại là do môi trường, giáo dục, chế độ dinh dưỡng… quyết định. Lựa chọn giáo dục sớm cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ quyết định tới trí tuệ, thể lực và tâm trí của trẻ. Vậy nên, các bậc cha mẹ hãy cùng con trải qua giai đoạn này bằng cách dẫn dắt, rèn luyện và làm gương cho con.
Trong giai đoạn sơ sinh, cha mẹ luôn lo lắng đến sự phát triển của con. Đặc biệt đối với những người lần đầu làm cha mẹ, họ sẽ luôn tự hỏi rằng liệu con mình đã phát triển khỏe mạnh chưa, bản thân đã dạy và hỗ trợ con đúng cách chưa? Các bạn đừng quá lo lắng, dù mỗi trẻ có mốc phát triển riêng nhưng sẽ luôn đi theo một quỹ đạo, chỉ cần nắm rõ điều này thì việc giáo dục con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Giai đoạn 0 – 3 tháng là lúc cơ thể của bé đang dần thích nghi với thế giới bên ngoài. Bố mẹ có thể chú ý đến các hoạt động của trẻ như:
Lúc này cha mẹ nên giao tiếp với trẻ nhiều hơn bằng cách kể cho bé nghe về những đồ vật, con vật xung quanh, hát ru cho bé ngủ. Ngoài ra, cha mẹ có thể kích thích khứu giác, giúp bé phân biệt mùi hương của bé bằng việc cho bé ngửi mùi thơm như hương hoa, hương tự nhiên.
Ở giai đoạn 4 tháng đến 6 tháng tuổi, bé đã có bước phát triển rõ rệt so với giai đoạn trước đó, vì vậy cha mẹ đừng bỏ qua những thay đổi dù chỉ là rất nhỏ của con.
Sau khoảng thời gian làm quen với môi trường, các bé bắt đầu tiếp cận và làm những điều mình muốn. Điển hình qua hành động trườn, di chuyển đến vị trí mong muốn hoặc chủ động đưa tay với tới những đồ vật mà bé hứng thú.
Giai đoạn này, bé có thể tự phát ra âm thanh và tiếng cười rõ hơn trước. Lúc này, bé đã có thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên cha mẹ hãy bế hoặc đặt trong xe đẩy, cùng bé dạo phố. Trong quá trình này, bé sẽ được làm quen với môi trường và được lắng nghe âm thanh của tự nhiên.
Trong giai đoạn này, bé sẽ di chuyển, leo trèo và hoạt động nhiều hơn. Ba mẹ hãy chú ý quan sát, cùng tham gia và tận hưởng khoảng thời gian này với trẻ.
Lúc này, bé bắt đầu bò bằng tay và đầu gối, một số bé có thể bỏ qua giai đoạn bò mà chuyển trực tiếp từ trườn sang đi. Bố mẹ có thể không hỗ trợ, chọn cách ngồi bên cạnh động viên và khích lệ bé.
Thời điểm này, bé đã biết đáp lại và phản ứng bằng cách dừng lại và nhìn bạn với những từ quen thuộc như tên của bé. Ngoài ra, một số trẻ biết nói sớm cũng đã bắt đầu bập bẹ được những từ đơn giản, gần gũi như ba, bà… Để phát triển ngôn ngữ, cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, đây là thời điểm rất quan trọng nên cha mẹ đừng kiệm lời với con.
Giai đoạn cuối cùng trong năm thứ nhất của bé là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt nhất mà bố mẹ không thể bỏ lỡ.
Đây cũng là thời điểm vô cùng quan trọng để cha mẹ đồng hành cùng con ở những bước chân đầu tiên. Cha mẹ hãy tập cho con đi bằng chân trần để phát triển xúc giác ở chân, tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời, thay vì chạy đến nâng đỡ hay đổ lỗi cho sàn nhà khi con vấp ngã, cha mẹ cần phải dạy con tự đứng dậy.
Nhiều người cho rằng giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi chưa biết nói nên thường bỏ qua việc lắng nghe, chỉ quan tâm đến việc nói chuyện với trẻ. Tuy nhiên, thực tế là mọi âm thanh được trẻ phát ra đều là ngôn ngữ của trẻ, biểu hiện trạng thái, tâm trạng và mong muốn được mọi người chú ý.
Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe mọi âm thanh của bé. Việc thường xuyên lắng nghe, bạn sẽ nhận thấy âm thanh phát ra có sự thay đổi theo thời gian. Khi bé nhận thấy lời nói của mình được lắng nghe, bé sẽ tìm cách để giao tiếp nhiều hơn. Điều này sẽ có ích cho hệ hô hấp của bé, quá trình luyện tập cho lồng ngực mở rộng cũng giúp bé dễ phát ra âm thanh hơn.
Mức trò chuyện hợp lý nhất mà cha mẹ nên dành cho con là 10 lần/ngày. Mỗi một lần nói chuyện dù là khoảng thời gian ngắn 60s cũng sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ. Cha mẹ nên chủ động đặt câu hỏi và chờ phản hồi của con. Không gian trò chuyện nên là môi trường yên tĩnh, tránh các yếu tố gây ồn.
Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tận dụng âm thanh làm ngôn ngữ trong giao tiếp bằng nhiều cách như việc lặp lại các câu hỏi gần gũi mỗi ngày “con có đói không?”, “con khỏe không?” hoặc những câu đơn giản như “mẹ yêu con”, “con nhìn mẹ đi”, “con há miệng nào”,… Sau khi hỏi chuyện bé, bạn hãy chờ đợi phản hồi của con, dù con phát ra âm thanh gì thì bạn hãy vui vẻ đáp lại ngôn ngữ của bé. Hãy thực hành những cuộc trò chuyện thực sự với bé mỗi ngày, bạn nói bé nghe, rồi bạn lắng nghe lời bé đáp, bạn phản hồi và chấm dứt cuộc trò chuyện.
Nhìn chung, giáo dục sớm cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự cố gắng của cha mẹ. Cha mẹ hãy công nhận những nỗ lực của con, trở thành người bạn đồng hành giúp con học hỏi, khám phá thế giới trong những năm tháng đầu đời.
Đọc thêm:
1. Có nên giáo dục sớm cho trẻ? Ưu nhược điểm của giáo dục sớm
2. 5 App giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay
3. Phương pháp Montessori là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp Montessori
4. So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia về mục tiêu, đối tượng, dụng cụ học tập
5. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Steiner
6. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Shichida
7. Giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi – Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 1-2 tuổi
8. Giáo dục sớm cho trẻ 2 tuổi – Lưu ý gì khi giáo dục trẻ 2 tuổi?
9. Giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi – Cần lưu ý điều gì?
Các bài viết liên quan
Bài viết được đọc nhiều