Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com
Phương pháp Montessori được tiến sĩ Maria Montessori nghiên cứu và sáng lập từ đầu thế kỷ 20. Có nhiều người cho rằng, Montessori ra đời giống như một chân trời mới tạo ra đột phá trong giáo dục sớm cho trẻ mầm non. Vậy điều gì đã khiến phương pháp này trở nên phổ biến và được nhiều người tin tưởng sử dụng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết!
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu cơ bản về phương pháp Montessori trước khi áp dụng cho con. Vậy giáo dục sớm Montessori là gì?
Phương pháp Montessori được nghiên cứu sáng lập bởi tiến sĩ người nước Ý tên là Maria Montessori. Bà là chuyên gia trong lĩnh vực triết học, nhân văn, giáo dục. Điểm nổi bật của phương pháp giáo dục sớm Montessori là thực hiện giáo dục trẻ bằng các giáo cụ trực quan.
Phương pháp Montessori được nghiên cứu để giáo dục sớm trẻ sơ sinh đến năm 6 tuổi, tập trung phát triển tiềm năng của trẻ, tạo sự thân thiện và cởi mở giữa trẻ với người hướng dẫn. Tổng quan về phương pháp Montessori là tôn trọng cá tính riêng của từng trẻ, tính tự lập, tự do đồng thời vẫn giữ được sự kỷ luật. Đặc biệt, phương pháp này còn tôn trọng phát triển tâm lý ở trẻ. Từ đó xây dựng cho trẻ đủ hành trang, kiến thức thực tiễn nhưng không hề có sự áp đặt hay gây áp lực với trẻ.
Khi thực hiện, áp dụng phương pháp học Montessori, các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý đến những nguyên tắc như sau:
Trong phương pháp học Montessori, nguyên tắc tôn trọng và không áp đặt với trẻ đặc biệt quan trọng. Ở những lớp học của Montessori, trẻ được tự do hoạt động theo mức độ phát triển của mình, đặc biệt ưu tiên tính tập trung cá nhân.
Nếu cha mẹ cố tình áp đặt trẻ thực hiện theo suy nghĩ và mong muốn của mình, tức là đang đi ngược với phương pháp dạy Montessori. Tệ hơn nữa, tình trạng đó kéo dài có thể khiến trẻ mất khả năng tư duy vốn có. Chính vì thế, cha mẹ và thầy cô nên để trẻ khám phá thế giới theo cách riêng của con, miễn sao con được an toàn. Hãy để trẻ tự tiếp thu, học hỏi một cách tự nhiên theo cách trẻ muốn.
Học tập và thực hành là hai vấn đề luôn được chú trọng ngang nhau và đòi hỏi cần phải thực hiện chúng song song. Khoa học đã chứng minh, trẻ có xu hướng bắt chước theo những hoạt động mà chúng nhìn thấy. Chính vì thế giáo dục sớm Montessori sẽ chỉ ra cách thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo cách riêng.
Khi thực hành, trẻ sẽ được làm quen và trải nghiệm một số thói quen đơn giản như: mặc quần áo, rót nước, cầm cốc, để giày gọn gàng, ăn uống lành mạnh, quét nhà,… Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ học được các kỹ năng như: xếp hàng, lắng nghe,… Các thói quen, kỹ năng này sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, chủ động và sẵn sàng đối mặt với thử thách trong tương lai.
Theo các quan điểm giáo dục truyền thống, phần thưởng dùng để khuyến khích khi con đạt được thành tích nào đó, ngược lại, hình phạt được dùng khi con phạm lỗi. Đây là cách dạy con được rất nhiều cha mẹ áp dụng.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ đang thực hiện theo Montessori, môi trường học tập của con sẽ không tồn tại hai hình thức này. Trong trường hợp trẻ làm sai, hãy minh họa lại cách thực hiện đúng, đừng quên khích lệ, động viên và ghi nhận sự cố gắng của con. Đặc biệt, cha mẹ không nên nghiêm trọng hóa vấn đề, chỉ cần tập trung giúp trẻ nhận thức được việc đó là chưa đúng và cần sửa lại.
Trong quá trình dạy và hướng dẫn trẻ, cha mẹ tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Nếu như thấy trẻ đang chơi trò chơi, bố mẹ không nên xen vào ngoại trừ có lý do đặc biệt. Trẻ cần sự tập trung để tìm ra cách chơi mới và giải quyết vấn đề gặp phải.
Người sáng tạo phương pháp Montessori cho rằng, thiên nhiên giúp trẻ nhận thức được thực tế tốt hơn. Thay vì học tập trong lớp và trong nhà, thầy cô và cha mẹ nên cho trẻ tạo ra nhiều hoạt động học tập và cuộc phiêu lưu thú vị dành cho trẻ ở ngoài trời với không khí trong lành.
Khi thực hiện theo phương pháp dạy con Montessori, trẻ là trung tâm của các hoạt động, gia đình cùng nhà trường nên tập trung khai thác tiềm năng ở trẻ. Cùng với đó, ở phương pháp Montessori, gia đình và thầy cô đóng vai trò hướng dẫn, đồng hành và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động.
Trước khi đưa ra phán xét con làm đúng hay sai, người lớn nên làm mẫu để trẻ có nhận thức đúng đắn về sự việc xảy ra. Chúng ta cần phải cân bằng nguyên tắc giữa không can thiệp và không được bỏ rơi trẻ trong phương pháp Montessori. Bố mẹ phải đặc biệt chú ý quan sát và đưa ra gợi ý hỗ trợ để trẻ phát triển tự nhiên.
Không ít ông bố, bà mẹ mong muốn con mình lớn lên trở thành thiên tài nên đã áp dụng các phương pháp giáo dục sớm khác nhau cho con để thực hiện được mong muốn đó. Thế nhưng, mục đích của phương pháp Montessori không giống như vậy, mục đích của phương pháp này là nuôi dạy trẻ trở nên tốt hơn. Giáo dục sớm theo phương pháp Montessori chấp nhận sự khác biệt ở mỗi trẻ, cho phép trẻ phát triển tùy theo khả năng, khuyến khích trẻ chủ động tương tác, phản hồi lại môi trường xung quanh.
Vậy lợi ích cụ thể của phương pháp Montessori là gì? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những ưu điểm khi dạy con theo phương pháp này, từ đó bạn có thể tự đánh giá được tầm quan trọng của giáo dục sớm Montessori?
Như vậy, thông qua nội dung trên, chắc rằng bạn cũng đã hiểu hơn về lợi ích của phương pháp Montessori. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua các thông tin khác trong phần tiếp theo, chắc chắn sẽ hữu ích với bạn trong việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori.
Bên cạnh những ưu điểm thì nhược điểm của phương pháp Montessori là:
Khi thực hành phương pháp Montessori tại nhà, bố mẹ cần chú ý các lĩnh vực chính của phương pháp này đó là: cuộc sống, giác quan, ngôn ngữ, toán học, văn hóa. Bố mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà theo cách:
Trên đây là những phương pháp Montessori cho bé 1 tuổi mà bố mẹ nên biết. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho con như phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman hay phương pháp Reggio Emilia sẽ được tìm hiểu ở các bài kế tiếp.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về phương pháp Montessori. Rất mong rằng với chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong việc giáo dục con.
Đọc thêm:
1. Tìm hiểu về Acellus homeschooling
2. So sánh Acellus vs Khan academy, Abeka về hệ thống kiến thức, phương pháp giảng dạy và chi phí đào tạo
3. Tìm hiểu về STEM, đặc điểm của giáo dục STEM
4. Lợi ích của giáo dục sớm | Có nên giáo dục sớm cho trẻ không?
5. So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia về mục tiêu, đối tượng, dụng cụ học tập
6. Giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi – Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 1-2 tuổi
7. Giáo dục sớm cho trẻ 2 tuổi – Lưu ý gì khi giáo dục trẻ 2 tuổi?
8. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi – Phương pháp nào cho từng giai đoạn?
9. Du học Mỹ cấp 3 – nên hay không?
10. Giáo dục sớm là gì? Lợi ích của việc giáo dục sớm và các phương pháp giáo dục sớm phổ biến hiện nay
Các bài viết liên quan
Bài viết được đọc nhiều