Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com
Phương pháp giáo dục sớm Steiner là gì? Đặc trưng của phương pháp này là gì và các bậc cha mẹ Việt Nam có nên áp dụng giáo dục Steiner cho con không? Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết này.
Bên cạnh những phương pháp giáo dục sớm như phương pháp Montessori hay giáo dục sớm Glenn Doman, phương pháp Steiner cũng đang nhận được rất nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh. Vậy bạn đã thực sự hiểu về phương pháp giáo dục Steiner hay chưa? Hãy cùng ICS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Steiner (hay còn được biết đến là Waldorf) là một trong những phương pháp giáo dục trẻ từ nhỏ, rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.
Phương pháp giáo dục Steiner được phát triển bởi nhà triết học, tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người Áo tên là Steiner Joseph Lorenz.
Theo triết lý của ông, trong những năm đầu đời, một đứa trẻ có thể học tập và tiếp thu tốt nhất khi ở môi trường mà trẻ có thể khám phá thế giới thông qua các hoạt động thực tiễn vô thức. Chính các hoạt động tập trung nhiều vào trải nghiệm này sẽ cho phép các bé học qua ví dụ và trò chơi tưởng tượng. Mục tiêu của các phương pháp giáo dục sớm đó là tạo cơ hội cho bé có những trải nghiệm tốt đẹp với thế giới.
Giáo dục Steiner sẽ có những đặc trưng nổi bật như sau:
– Trẻ được chơi hoàn toàn trong 7 năm đầu đời:
Theo triết lý của Steiner, công việc chính của mỗi trẻ trong 7 năm đầu tiên là thích nghi với môi trường, tìm hiểu thế giới và phát triển cơ thể, khai thác tiềm năng của bản thân. Chính vì thế, giáo dục Steiner cho rằng ở giai đoạn này, gia đình chỉ nên cho trẻ khám phá.
Não bộ của trẻ ở giai đoạn này cần được bao bọc tích cực để có điều kiện phát triển hoàn chỉnh và có thể thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả nhất. Steiner cho rằng trẻ chỉ nên tập trung vào hoạt động vui chơi, phát triển trí tưởng tượng, khám phá thế giới tự nhiên còn các công việc khác như học chữ, tiếp thu kiến thức nên để trì hoãn khi trẻ lên 7 tuổi.
Đặc biệt, ông còn kêu gọi người lớn không nên cho trẻ sử dụng thiết bị số như tivi, điện thoại,… trong hành trình 7 năm đầu đời vì điều đó không gây bất lợi cho sự phát triển.
– Các hoạt động được lặp lại:
Những hoạt động ở trường mẫu giáo áp dụng phương pháp giáo dục Steiner như chơi tự do, vẽ, làm mẫu, chơi ngoài trời, nấu nướng, dọn dẹp,…được lặp lại thường xuyên. Khi các hoạt động được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, điều này sẽ giúp trẻ đoán được những điều sắp xảy ra.
Điểm ấn tượng nhất của phương pháp này là nhấn mạnh và tập trung vào các hoạt động ngoài trời, giúp trẻ tăng trải nghiệm với tự nhiên, thời tiết hay các mùa trong năm. Ngoài ra, các hoạt động thú vị như vậy cũng giúp trẻ có thêm những ký ức đẹp.
– Giáo viên, cha mẹ là người hướng dẫn, làm gương cho trẻ:
Đối với phương pháp của Steiner, trẻ sẽ học hỏi nhanh qua việc quan sát hành động của giáo viên và bố mẹ. Khi lựa chọn phương pháp giáo dục này, trường học cũng là nhà của học sinh, vì thế mà giáo viên phải thực hiện các công việc của bố mẹ như: Đọc truyện, nấu ăn, khâu vá,… Bản thân mỗi trẻ cũng học được khi nhìn người khác làm mẫu. Người lớn sẽ là tấm gương cho trẻ, nên họ cần phải giữ được bình tĩnh, xử lý mọi việc hợp lý.
– Đồ chơi khuyến khích sáng tạo:
Khác với một số phương pháp khác, đồ chơi của phương pháp giáo dục Steiner lại khá đơn giản với mục tiêu phát triển khả năng tưởng tượng của trẻ.
Khi áp dụng giáo dục Steiner, đồ chơi thường không có hình dạng, màu sắc cụ thể. Nhiều khi khúc gỗ cũng là đồ chơi, giúp trẻ tưởng tượng và phát huy tính sáng tạo.
– Cần chân thật và nhẹ nhàng:
Theo phương pháp Steiner, trẻ sẽ phải trải qua trạng thái mơ màng trong 7 năm đầu tiên và trạng thái này mạnh mẽ nhất vào khoảng thời gian trước 3 tuổi. Trạng thái mơ màng là trạng thái mà trẻ chưa có ý thức về bản thân, về cái tôi cũng như chưa có suy nghĩ riêng của bản thân. Đặc biệt khi ở trạng thái này, trẻ sẽ chưa ý thức được rõ về thế giới xung quanh. Khoảng thời gian này, trẻ nhận thấy bản thân, người khác và thế giới là một.
Thế nên Steiner luôn kêu gọi mọi người, đặc biệt bố mẹ cần phải bảo vệ trạng thái mơ màng của trẻ càng lâu càng tốt, cho đến khi nó mất đi một cách tự nhiên. Vì vậy, môi trường giáo dục trẻ theo phương pháp này cần phải êm dịu, nhẹ nhàng từ âm thanh, cách di chuyển đến cách nói chuyện và làm việc.
Vừa rồi là những đặc trưng cơ bản của phương pháp giáo dục Steiner mà bố mẹ cần nắm bắt trước khi có ý định áp dụng cho con. Nhìn chung, đây là một phương pháp không quá khó, quan trọng nhất là bố mẹ cần áp dụng phương pháp giáo dục được xuất phát từ tình yêu thương, sự chân thành và sự tôn trọng với con.
Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp Steiner cho con thì nên chú ý một số vấn đề như sau:
Tóm lại, trước khi áp dụng giáo dục sớm nào cho con, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ để biết được liệu phương pháp giáo dục đó có phù hợp với con hay không. Thông qua bài viết, chúng tôi tin rằng bạn đã có cái nhìn cơ bản về phương pháp giáo dục Steiner và có thể đưa ra sự lựa chọn của riêng mình.
Đọc thêm:
1. Phương pháp giáo dục STEM là gì? | Những hiểu lầm thường gặp về giáo dục STEM
2. Ưu điểm và nhược điểm của giáo dục sớm
3. 5 App giáo dục sớm tốt nhất hiện nay
4. Tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Shichida
5. Các cách giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh
6. Giáo dục sớm cho trẻ mầm non – Phương pháp tích cực hay tiêu cực
7. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi – Phương pháp nào tốt?
8. Giáo dục sớm cho trẻ 2 tuổi – Lưu ý gì khi giáo dục trẻ 2 tuổi?
9. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi – Phương pháp nào cho từng giai đoạn?
10. Giáo dục sớm là gì? Lợi ích của việc giáo dục sớm và các phương pháp giáo dục sớm phổ biến hiện nay
Các bài viết liên quan
Bài viết được đọc nhiều