ICS Vietnam

Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com

International Charter School of Viet Nam
Hành Trang Hội Nhập Giáo Dục Quốc Tế
So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam
CEO Thái Việt Anh

Thái Việt Anh

CEO ICS Viet Nam

Table of Contents

So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam

1. Tổng quan về nền giáo dục Mỹ và nền giáo dục Việt Nam

1.1. Giáo dục Hoa Kỳ

Nền giáo dục của nước Mỹ vốn được đánh giá là nền giáo dục hàng đầu thế giới. Theo thống kê mới nhất của Forbes và Bloomberg năm 2019 hiện tại thế giới có 2.153 tỷ phú, và Mỹ vẫn giữ vị trí đầu tiên về số lượng tỷ phú nhiều nhất thế giới với 609 người. Với 39 trường Đại học nằm trong top 100 trường Đại học tốt nhất thế giới theo thời báo Times.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ được đánh giá là đất nước đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ tốt nhất thế giới. Những thành tựu được cả thế giới công nhận trên đã nói lên một phần hệ thống giáo dục Mỹ xứng đáng được vị trí TOP 1 thế giới. Theo thống kê của Forbes năm 2016, cả thế giới có 1,810 tỷ phú, trong đó tỷ phú người Mỹ chiếm đến 93% với con số 1,694 người. Như vậy, cứ trong 10 người giàu nhất thế giới thì có đến 7 người là người Mỹ.

Theo một thống kê khác vào năm 2015, nước Mỹ có 589,410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên thế giới. Trong nhiều năm, Mỹ luôn nằm trong top đầu những nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới. Phải thừa nhận rằng, thành quả mà nền giáo dục Mỹ mang đến là quá vượt trội và ấn tượng. Khó trách vì sao Mỹ luôn là môi trường giáo dục được lựa chọn số 1 của nhiều phụ huynh và học sinh quốc tế. 

Nhìn chung, nếu đánh giá một cách khách quan, so với giáo dục Hoa Kỳ, nền giáo dục của Việt Nam cũng còn một khoảng cách nhất định.

1.2. Giáo dục Việt Nam

Nền giáo dục Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và thực sự trở thành hệ thống có tổ chức được gần 500 năm nay. Giáo dục Việt Nam phát triển từ hệ tư tưởng Nho giáo, hệ tư tưởng phong kiến và gần đây nhất là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, giáo dục Việt Nam đã và đang phát triển chưa tương xứng với yêu cầu của đất nước.Vì vậy, có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau cho quá trình thúc đẩy sự tiến bộ của hệ thống giáo dục Việt Nam như: cải cách Tiếng Việt, thay đổi sách giáo khoa, kiểm định chất lượng trường học…

Điểm hạn chế lớn nhất của giáo dục Việt Nam nằm ở tính hình thức, đặt nặng điểm số. Bởi vậy, học sinh Việt Nam phải chịu đựng khá nhiều áp lực trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, vì chương trình giáo dục chưa thực sự chú trọng đến những kiến thức thực tế nên học sinh, sinh viên ra trường bị thiếu hụt các kỹ năng và kiến thức thực tiễn.

Đối với giáo dục Việt Nam, thách thức đặt ra là cần ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào phạm vi giảng dạy. Điều này góp phần tạo dựng môi trường giáo dục thuận lợi để học sinh có thể chuẩn bị hành trang vững chắc bước vào kỷ nguyên 4.0.

2. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về giáo dục Việt Nam và giáo dục Mỹ, ICS Việt Nam triển khai làm rõ nội dung này trên một số phương diện so sánh cụ thể như sau:

2.1. Nội dung chương trình giáo dục 

Giáo dục Mỹ

Giáo dục Việt Nam

1 học kỳ gồm 5 môn và có khoảng 3-5 bài kiểm tra cho 1 môn

–  Đối với bậc TH, THCS, THPT gồm có 12 môn chia đều cho 2 học kỳ.

–  Mỗi môn gồm 4-6 bài kiểm tra cho mỗi học kỳ.

Khối lượng kiến thức trung bình

Khối lượng kiến thức dày, thiên hướng về lý thuyết.

– Việc học được duy trì liên tục và xâu chuỗi từ kiến thức cơ bản đến nâng cao

– Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử , Địa lý tại Mỹ đều được xem giống nhau

Các môn học được chia thành chính và phụ.

Học đi đôi với thực hành

Ít chú trọng đến việc thực hành.

2.2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục của Mỹ so với Việt Nam có một số điểm khác biệt, cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:

Giáo dục Mỹ 

Giáo dục Việt Nam

Hướng đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, thông qua tư duy phản biện, đóng góp ý kiến, xây dựng.

Hướng đến chuẩn kiến thức mà mỗi học sinh bắt buộc học được thông qua điểm số.

Tạo điều kiện cho học sinh phát triển theo năng khiếu của mình.

Thường sẽ bắt buộc theo những hình mẫu nhất định do bố mẹ hoặc nhà trường định sẵn.

Nhìn nhận ở góc độ khách quan trong tương quan so sánh với giáo dục Mỹ, tại môi trường giáo dục gia đình tại Việt Nam, các bậc bố mẹ cần lắng nghe con mình nhiều hơn và động viên các con hành động theo sở thích, học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

2.3. Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục của Mỹ được đánh giá là hiện đại và tiến bộ bậc nhất thế giới. Khi so sánh với phương pháp giáo dục Việt Nam, giáo dục Mỹ có những điểm khác biệt nổi bật sau: 

Giáo dục Mỹ

Giáo dục Việt Nam

Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến và được cộng điểm từ đó học sinh rất tự tin và linh động.

Bài tập về nhà nhiều, thường sẽ là áp lực đối với học sinh.

Thường có 2-4 tiếng mỗi tuần để học sinh có thể hỏi đáp tại văn phòng riêng.

Với chương trình học dày đặc buộc học sinh phải đi học thêm sau giờ học để theo kịp chương trình.

Đối với bậc Đại học, Cao đẳng, sau Đại học, sinh viên tự học và được hướng dẫn bởi giáo viên, có website để sinh viên có thể xem lại bài giảng.

Đối với bậc Đại học, Cao đẳng, sau Đại học, sinh viên học với giáo viên cố vấn, thường sẽ tự nghiên cứu thêm dựa trên giáo án của giáo viên đưa ra.

Sinh viên có thể thay đổi ngành học trong 2 năm mặc dù đã được đăng ký trước khi nhập học.

Sinh viên chỉ được chọn 1 ngành học và theo xuyên suốt trong những năm học.

Sinh viên tự sắp xếp thời gian học hiệu quả theo thời gian biểu cá nhân.

Tương tự như Mỹ các trường tại Việt Nam cũng dần theo mô hình này áp dụng đối với sinh viên.

Tại Mỹ, các bậc phụ huynh và thầy cô đều khuyến khích trẻ em (từ mầm non đến giáo dục phổ thông) bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong mọi vấn đề, khuyến khích tính tư duy độc lập, tự làm chủ suy nghĩ, chất vấn, thảo luận, trau dồi khả năng diễn đạt, giao tiếp và tinh thần sáng tạo.

Theo tư tưởng “tự do ngôn luận”, các em được chất vấn và phát biểu những gì mình thích hay bức xúc mà không bị chính quyền, nhà trường hay thầy cô cấm đoán hay phạt đình chỉ học. Một điều rất bình thường nữa ở Mỹ là giáo viên vui vẻ cám ơn mỗi khi học sinh chỉ ra điểm sai trong bài giảng, thậm chí học sinh còn được cộng điểm mỗi lần như vậy để khuyến khích tinh thần tự tin phát biểu. Phương pháp giảng dạy tại Mỹ cũng chú trọng hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để thúc đẩy học sinh tự tìm tòi, khám phá và rút ra bài học cho mình.

Khác với Việt Nam, học sinh phải học ban ngày trên trường tối học thêm theo cách “thầy đọc, trò chép” và làm thật nhiều bài tập dẫn đến việc học nhiều nhưng không có chất lượng. Phương pháp dạy khá độc đoán này sẽ làm học sinh thường chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ sách giáo khoa và thầy cô. Từ đó, làm trẻ mất dần khả năng phản biện, tư duy sáng tạo và giao tiếp. Đây là phương pháp dạy – học hoàn toàn không có ở Mỹ. Phải chăng chúng ta – ngay cả các bậc phụ huynh cũng bị áp lực thi cử, điểm số và bằng cấp đè nặng đến quên mất rằng học sinh, con trẻ cần được nói lên suy nghĩ?

2.4. Sự liên kết giữa giáo viên và học sinh

Nền giáo dục Hoa Kỳ mang đặc trưng về sự liên kết hòa hợp giữa giáo viên và học sinh. Ở đó, giáo viên vui vẻ và cảm ơn khi học sinh chỉ ra những điểm sai trong bài giảng của mình. Từ đó, giáo viên tiếp nhận và đánh giá ý kiến của học sinh mà không hề có bất kỳ thái độ mang tính cá nhân nào.  Đồng thời, học sinh được chất vấn, hỏi đáp giáo viên và thể hiện quan điểm, không bị phạt, cấm đoán. Đặc biệt, tuyệt nhiên không có tình trạng học thêm sau khi học trên trường. Giáo án giảng dạy tại Mỹ không đặt nặng kiến thức khiến học sinh bị áp lực mà chấp nhận tuyệt đối nội dung giảng dạy đã được biên chế trong sách giáo khoa.

Nền giáo dục Việt Nam mang đặc trưng của một hệ thống có tính thứ bậc, phân cấp. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi sự nghiêm túc, cả nể. Sự cởi mở, gần gũi để trao đổi học hỏi giữa thầy – trò còn khá hạn chế. Đồng thời, giáo dục Việt Nam phần nào bị ảnh hưởng bởi tư tưởng áp đặt, giáo viên luôn đúng. Từ đó học sinh mất đi khả năng phản biện, tư duy sáng tạo và giao tiếp cơ bản. Đây là phương pháp giáo dục hoàn toàn không có tại Mỹ.

2.5. Hoạt động ngoại khóa

Giáo dục Mỹ 

Giáo dục Việt Nam

Trong trường học sẽ có nhiều hội học sinh, sinh viên để tham gia các hoạt động ngoại khoá, tình nguyện.

Được chia thành các hoạt động đoàn, đội không bắt buộc, thường được đánh giá bình chọn.

Có nhiều câu lạc bộ giải trí (cờ vua, bơi lội, bóng rổ…) cho từng khối, từng bậc học.

Các hoạt động giải trí thường giới hạn và ít câu lạc bộ để học sinh tham gia ngoại khóa.

Giáo dục Mỹ chú trọng đến sự phát triển của con người nên rất dễ thấy các hoạt động ngoại khoá luôn được ưu tiên hàng đầu. Thông qua hoạt động ngoại khóa các giáo viên có thể phát hiện được tố chất thật sự của mỗi học sinh. Từ đó, động viên và hỗ trợ các bạn phát triển theo đúng sở thích và tố chất của mình.

Ở Việt Nam, học sinh thường được dạy cách để tìm kiếm một công việc tốt bằng cách đặt kết quả học tập thật xuất sắc. Vì vậy, các hoạt động ngoại khóa ít nhận được sự quan tâm của học sinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa trở thành yêu cầu bắt buộc đối với học sinh.

2.6. Cấp bậc học trong hệ thống giáo dục

Giáo dục Mỹ

Giáo dục Việt Nam

Bậc Tiểu học: 5 năm

Bậc Tiểu học: 5 năm

Bậc Trung học cơ sở: 3 năm

Bậc Trung học cơ sở: 4 năm

Bậc Trung học phổ thông: 4 năm

Bậc Trung học Phổ thông: 3 năm

Bậc Cao đẳng: 2 năm

Bậc Cao đẳng: 3 năm

Bậc Đại học: 4 năm

Bậc Đại học: 4-5 năm

Bậc Thạc sĩ: 2 năm

Bậc Thạc sĩ: 2 năm

Giáo dục Mỹ ở bậc Mầm non, Trung học cơ sở, cách giảng dạy luôn khuyến khích, động viên học sinh đưa ra quan điểm cá nhân trong mọi vấn đề và hình thành thói quen tư duy, tự chủ. Từ đó các em học sinh có được điều kiện để nâng cao phong cách và khả năng suy nghĩ của mình. giúp các em xây dựng được tính cách tự lập. Thuận tiện cho việc giao tiếp và sáng tạo của học sinh.

Hệ thống giáo dục ở các cấp thấp hơn ở Việt Nam được kèm cặp và theo dõi sát sao. Dựa trên nguyên tắc thầy đọc học sinh ghi chép lại khiến các em thụ động và trở nên rụt rè. Trong số đó hình thành nên tư duy rập khuôn, ít tính sáng tạo làm học sinh không dám nêu ra quan điểm cá nhân của mình.

Bởi tính ưu việt trong hệ thống giáo dục của Mỹ nên hiện nay để thuận tiện nhất  nhiều phụ huynh lựa chọn cho con mình theo học các chương trình đào tạo trực tuyến hệ phổ thông Mỹ tại Việt Nam.

Đọc thêm:
1. Triết lý giáo dục Mỹ: Tự chủ, sáng tạo và trách nhiệm
2. Tìm hiểu về giáo dục mầm non ở Mỹ
3. Giới thiệu về giáo dục tiểu học ở Mỹ
4. Cách thức giáo dục nhân cách cho học sinh Mỹ
5. Những điều cần biết về phương pháp giáo dục con của người Mỹ
6. Giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi – Cần lưu ý điều gì?
7. Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi – Phương pháp nào cho từng giai đoạn?
8. 6 Điều bạn cần biết về văn hóa giáo dục Mỹ
9. Danh sách 5 trường quốc tế ở quận 7 mới nhất 2022

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://icsvietnam.com" title_text="" order_type="social" title_text_color="#000000" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="2" ]
CEO Thái Việt Anh

CEO ICS Viet Nam

Thái Việt Anh

Các bài viết liên quan

Bài viết được đọc nhiều