Hotline: 0961242622 | Email: icsinfo.vn@gmail.com
Mỹ là quốc gia luôn chú trọng đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là hình thức giáo dục sớm cho trẻ mầm non. Tại Mỹ, giáo dục mầm non được xem như bước đệm quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Bởi vậy, tại đất nước cờ hoa này, giáo dục mầm non luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư đặc biệt. Chính vì thế, giáo dục mầm non tại Hoa Kỳ được xếp vào danh sách nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.
Giáo dục mầm non Mỹ bao gồm nhà trẻ và trường Mẫu giáo. Trên thực tế, đây là nền giáo dục tiên phong cung cấp nền tảng kiến thức và kỹ năng cho trẻ em nên có rất nhiều trung tâm giáo dục mầm non ở Hoa Kỳ. Để bắt đầu cho trẻ em làm quen với môi trường giáo dục, những trường học mẫu giáo tại Mỹ đã áp dụng các tiêu chuẩn và tiêu chí khắt khe.
Các nhà trẻ và trường mẫu giáo tại Mỹ đặc trưng bởi sách và đồ chơi. Giáo viên ở các trường mầm non dạy trẻ biết cách đánh vần, biết đọc sách hay một số hiện tượng tự nhiên và một vài vấn đề cơ bản của cuộc sống. Ngoài ra, giáo dục mầm non tại Mỹ luôn chú trọng đến việc phát triển các kỹ năng cần thiết như kỹ năng bảo vệ bản thân, cách tự chăm sóc bản thân,… Vì vậy, chương trình học cần phải được sắp xếp cân đổi để phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn sẽ là cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhà trường đào tạo nhiều giáo viên giỏi với nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ, dạy trẻ, giữ trẻ và yêu trẻ.
Ở Mỹ, nhà trẻ chủ yếu là do tư nhân thành lập. Nhà trẻ công chỉ có trong quân đội chủng nhằm đảm bảo để binh lính, sĩ quan yên tâm công tác. Ngoài các nhà trẻ thuộc Bộ Quốc phòng, nước này còn có nhà trẻ phi lợi nhuận do một số giáo hội và khu phố tổ chức. Tuy nhiên, khác với bậc giáo dục tiểu học ở Mỹ (miễn phí), nhà trẻ Mỹ dù là công lập hay tư thục đều thu phí, trong đó nhà trẻ tư thu phí cao hơn nhiều. Mức thu cao hay thấp còn phụ thuộc độ tuổi của trẻ, thời gian gửi cũng như cơ sở vật chất của trường. Học phí gửi trẻ sơ sinh và chuẩn bị vào lớp 1 là cao nhất, vì lứa tuổi này cần có sự hỗ trợ chăm sóc nhiều của giáo viên. Thời gian gửi trẻ tối đa không quá 12 tiếng, và học phí bình quân mỗi tháng từ 400 đến gần 2000 đôla.
Như đã nói ở trên, Mỹ rất chú trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non vì đây là môi trường đầu tiên các bé xa gia đình để học tập và vui chơi suốt những năm tháng đến trường đầu tiên . Ở California, những trường mẫu giáo không có giấy phép hoạt động sẽ bị phạt 200 USD/ngày, thậm chí có thể quy vào hành vi vi phạm luật hình sự.
Bởi những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng giảng dạy, giáo viên mầm non tại Mỹ được tuyển chọn kỹ càng và nghiêm ngặt. Tại đất nước này, giáo viên mầm non được chọn phải có trình độ đại học trở lên, giấy chứng nhận tư cách và giấy tờ lý lịch liên quan. Thậm chí một số nơi còn đòi hỏi giáo viên phải có bằng thạc sĩ trở lên.
Một điểm đặc biệt nên chú ý ở giáo dục mầm non Mỹ là sự tự do, thoải mái không áp đặt. Học sinh có thể tự lựa chọn ngồi trên bàn hoặc ngồi dưới sàn, trực tiếp đặt câu hỏi hoặc phản biện với giáo viên. Người Mỹ tôn trọng sự tự do, cho trẻ em quyền lợi bình đẳng và môi trường để thể hiện bản thân.
Bên cạnh đó, học sinh ở bậc mầm non tại Mỹ luôn được khuyến khích, tự do phát triển những khả năng cá nhân. Nhờ vậy, các cháu dù đi học nhưng vẫn luôn được làm và học những điều mình thích. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ em Mỹ rất thích đến học tại các trường mầm non, nhà trẻ từ khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, quy định vẫn sẽ là quy định, bất kỳ sự tự do nào cũng phải nằm trong khuôn khổ nhất định và không làm ảnh hưởng tới những người khác. Các trường mầm non ở Mỹ rất nghiêm khắc đối với vấn đề thời gian, đi trễ 10 phút thì cổng trường sẽ đóng cửa, nếu quá 10 phút, sẽ bị phạt.
Một trong những xu hướng không thể bỏ qua trong giáo dục mầm non Mỹ là xu hướng áp dụng những chương trình linh hoạt. Rất nhiều quốc gia đi đầu trong xu hướng này đang chuyển hướng từ phương thức giáo dục truyền thống với cách giảng dạy theo giáo trình cũ kĩ áp dụng theo quy tắc, sang mô hình giáo dục linh hoạt, trong đó các cô giáo nhận định khả năng riêng của từng học sinh để áp dụng chương trình dạy và học cá thể hoá cho học sinh đó. Phương pháp sư phạm mới này đã được đem lại kết quả tốt hơn trong giáo dục trẻ là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đồng nghĩa với việc các giáo viên mầm non được kỳ vọng phải đạt tới các tiêu chuẩn cao hơn, có nhiều chứng chỉ đào tạo hơn với chất lượng như mong muốn. Đáp ứng xu hướng chuyên nghiệp hóa trong giáo dục mầm non.
Giáo viên mầm non ở Mỹ luôn yêu quý trẻ em một cách thực sự và từ tâm huyết của nhà giáo, tình cảm đối với các em nhỏ là chân thành nhất. Khi đã chọn đi theo ngành nghề này là vì đam mê và sự yêu thích. Giáo viên mầm non tại Mỹ là những người có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm. Với họ, việc chăm trẻ và dạy trẻ là cả một quá trình đầy vất vả và gian lao của những bậc làm cha làm mẹ để có thể nuôi dạy con khôn lớn. Trên con đường nuôi dạy con cái này chắc hẳn là mỗi người làm cha làm mẹ đều hiểu rõ. Trong khi đó, nghề giáo viên mầm non thì phải gánh lên vai đến khoảng ba, bốn mươi cháu để chăm nom và chăm sóc các cháu trong một ngày. Khối áp lực ấy phải nhân lên mấy chục lần so với các ông bố, bà mẹ. Gác lại những áp lực đó, giáo viên mầm non tại Hoa Kỳ luôn áp dụng những biện pháp mềm mỏng trong giáo dục, hạn chế tối đa việc phạt trẻ trong suốt quá trình học.
Tại Mỹ, những người làm công tác giáo dục mầm non đều được nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cho trẻ những cơ hội để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng này. Những giáo viên mẫu giáo Mỹ khi rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập thường dùng phương pháp là: Đồng thời với việc đề ra nhiệm vụ, họ cũng đưa ra những điều kiện để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, để dạy trẻ tự mang giày, họ thường đưa cho trẻ những đôi giày to hơn một chút so với cỡ chân của các em. Hoặc để dạy trẻ tự rót nước sữa, họ đưa cho trẻ những bình sữa có miệng to giúp trẻ thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Cách làm như vậy sẽ gây cho trẻ hứng thú cũng như tự tin trong việc hoàn thành các “nhiệm vụ”.
Ở các trường mầm non ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trong các trường mầm non ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.
Đối với những trẻ em phạm lỗi, không nghe lời… người ta thường dùng phương pháp “phạt ở một mình”. Lý do là, trẻ em ở độ tuổi này sợ nhất là việc phải ở một mình. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tính khoa học của nó. Khi trẻ bình tĩnh trở lại, mới giảng giải điều hay lẽ phải cho trẻ hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Tất nhiên việc “giam” một mình đối với trẻ có phần nào đó khó chấp nhận đối với các bậc phụ huynh, tuy nhiên, nó có thể tạo được ảnh hưởng tích cực, đó chính là giúp trẻ hình thành thói quen giữ bình tĩnh trở lại khi đang tức giận.
Hiện nay, ngành giáo dục mầm non đang được chú trọng phát triển song song với sự phát triển kinh tế xã hội. Tại Hoa Kỳ, giáo dục mầm non phát triển theo định hướng sau:
Nước Mỹ phát triển và hưng thịnh như ngày nay bởi rất nhiều nguyên nhân, song có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng là người Mỹ đã quan tâm một cách thực sự đến việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ giai đoạn đầu tiên. Cách mà người Mỹ dạy trẻ em ở độ tuổi mầm non có lẽ sẽ cho chúng ta nhiều gợi ý về một sự quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục trẻ ở giai đoạn này. Bởi khi chúng ta có đầy đủ sự quan tâm, thì nhận thức và hành động của toàn xã hội mới có thể thay đổi và đúng mực hơn.
Đọc thêm:
1. Acellus là gì? Giới thiệu chi tiết từ A-Z chương trình học Acellus
2. So sánh Abeka và Acellus về hệ thống kiến thức, phương pháp giảng dạy, chi phí đào tạo
3. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về nội dung, mục tiêu và phương pháp giáo dục
4. Tìm hiểu về những điểm nổi bật của giáo dục nước Mỹ
5. Triết lý giáo dục của Mỹ: Tự do, sáng tạo và trách nhiệm
6. Những điều cần biết về phương pháp giáo dục của Mỹ
7. Giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi – Cần lưu ý điều gì?
8. 6 Điều bạn cần biết về văn hóa giáo dục Mỹ
9. Danh sách 5 trường quốc tế quận 7 mới nhất 2022
Các bài viết liên quan
Bài viết được đọc nhiều